Những kỹ năng giúp người trẻ biến nỗi lo thành động lực
Vừa qua tại TP.HCM, Facolos Global Team ký kết hợp tác, chọn thêm 4 tay vợt làm đại diện thương hiệu là Mitch Hargreaves (Úc), Jimmy Liong Kai Long (Malaysia), Lý Minh Tân và tài năng trẻ Lê Xuân Đức. Mitch Hargreaves sở hữu thành tích ấn tượng như HCV đơn nam giải PPA Melbourne Champion 2025, HCB đôi nam nữ PPA Melbourne 2025. Jimmy Liong Kai Long từng đoạt HCV đơn nam trình 4.5 giải WPC Bali (Indonesia) năm 2024, HCV đôi nam Skechers Malaysia Open 2025. Tay vợt kỳ cựu Lý Minh Tân sở hữu thành tích ấn tượng như HCV WPC Hồ Tràm nội dung 50+, HCV World Pickleball Championship Bali nội dung 50+, HCV PPA Tour Masters...Gương mặt đặc biệt là tài năng 17 tuổi Lê Xuân Đức khi sở hữu thành tích đáng nể như HCV đồng đội giải Pickleball Báo Thanh Niên - Cúp Vinfast, HCV WPC Hoiana - đơn nam 19+ Advance, đôi U.18; HCV nội dung open giải Sen Tài Thu... Anh được kỳ vọng tiến xa nếu có sự đầu tư tốt cùng quyết tâm theo đuổi pickleball chuyên nghiệp. Bà Võ Trần Quỳnh Trang, đại diện Facolos Global Team cho biết: "Bên cạnh đồng hành cùng các tổ chức uy tín thế giới, góp phần nâng cao vị thế của pickleball Việt Nam trên đấu trường quốc tế, Facolos còn đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các vận động viên trên chặng đường chuyên nghiệp, hỗ trợ họ chinh phục những đỉnh cao mới".Chủ lò bánh trung thu ở TP.HCM hướng dẫn cách bảo quản bánh đúng cách
Ghi nhận trên đường Trần Xuân Soạn (Q.7) chiều nay, hơn 17 giờ nước bắt đầu dâng, nhiều người cố gắng chạy xe nhanh để tránh đoạn nước ngập. Nhiều người cho biết, mức nước ở đợt triều cường này không quá cao nhưng giờ tan tầm đông người nên không thể đi quá nhanh được. Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ (Đài Nam bộ), dù đang trong mùa khô nhưng người dân TP.HCM phải lội nước do triều cường cao vượt báo động 3. Đáng chú ý, đây là đợt triều cường bị nhiễm mặn, mức độ rủi ro ở cấp độ 3.
5 bí mật về 'chuyện ấy' nam giới thường giấu kỹ
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.
Trường quốc tế AISVN nghỉ hè sớm vì thiếu giáo viên, không đủ tài chính vận hành
Lãnh đạo 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đặc biệt ở Brussels (Bỉ) vào hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo AP. Hội nghị diễn ra sau khi thông tin Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu không còn có thể chắc chắn về sự bảo vệ của Washington.Tham dự hội nghị nói trên, các nhà lãnh đạo EU được cho là đặt mục tiêu ủng hộ các biện pháp táo bạo nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và cam kết hỗ trợ Ukraine. Phát biểu trước toàn dân vào tối 5.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU sẽ "thực hiện những bước quyết định". "Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự... nguồn tài trợ chung lớn sẽ được cung cấp để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu", AP dẫn lời ông Macron. Trước đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm huy động tới 800 tỉ euro (862,9 tỉ USD) cho quốc phòng của khối này.Tổng thống Macron còn tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng sự bảo vệ từ kho vũ khí hạt nhân của Pháp dành cho các đối tác châu Âu, dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của thời điểm này, theo Reuters. "Tương lai của châu Âu không nhất thiết phải được quyết định ở Washington hay Moscow", ông Macron nhấn mạnh. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết trên X.Về Ukraine, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo EU đều muốn trấn an ông Zelensky rằng Kyiv vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của châu Âu sau cuộc tranh cãi giữa ông với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2. Tuy nhiên cho đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể nhất trí về đề xuất của người phụ trách chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas về việc đưa ra con số viện trợ quân sự sẽ cam kết cho Ukraine, theo Reuters. Các quan chức đã đề xuất rằng EU nên cam kết cung cấp ít nhất 20 tỉ euro trong năm nay, giống như năm ngoái.Các nhà lãnh đạo dự kiến kêu gọi "thúc đẩy nhanh chóng công việc về các sáng kiến nhằm phối hợp tăng cường hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", theo một bản dự thảo Reuters có được. Trong bài phát biểu tối 5.3, ông Macron tuyên bố lực lượng quân sự châu Âu có thể được gửi đến Ukraine nếu một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay nước này sẵn sàng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, theo Reuters.Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe ngày 5.3 thông báo Mỹ đã tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, 2 ngày sau khi có thông tin đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Kyiv. Reuters dẫn một nguồn thạo tin khẳng định chính quyền Trump đã dừng "mọi thứ", trong đó có cả dữ liệu được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga. Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ dừng chia sẻ thông tin tình báo sẽ gây tổn hại đến khả năng của Ukraine tấn công các lực lượng Nga và tự vệ. "Thật không may, sự phụ thuộc của chúng tôi về vấn đề này khá lớn", nhà nghiên cứu Mykola Bielieskov tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Ukraine bình luận.Trong khi đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak hôm 5.3 viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh và sự thống nhất về lập trường" với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz và họ đã lên lịch một cuộc họp giữa các quan chức Ukraine và Mỹ "trong tương lai gần để tiếp tục công việc quan trọng này". Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Washington đang xem xét lại việc tạm dừng tài trợ cho Kyiv và các cuộc đàm phán giữa hai bên về một thỏa thuận khoáng sản vẫn đang diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 5.3, khi được hỏi về việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot và vũ khí khác của Đức sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Michael Stempfle trả lời rằng dù Berlin đã chuyển giao nhiều hệ thống cho Ukraine, nhưng vẫn có "giới hạn tự nhiên đối với việc này". Ông Stempfle nhấn mạnh Đức cần tập trung vào khả năng phòng thủ của nước này và các đồng minh châu Âu, theo Đài RT.Đức là một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kyiv khoảng 47 tỉ USD, theo chính phủ Đức. Viện trợ của Đức dành cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard, tên lửa chống tăng Panzerfaust 3, tên lửa phòng không Stinger và pháo phòng không tự hành Gepard.